CÂN ĐIÊU, CÂN THIẾU SẼ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

CÂN ĐIÊU, CÂN THIẾU SẼ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

   Cân điêu, cân thiếu đã trở thành nỗi bức xúc của người tiêu dùng từ lâu nay. Phổ biến cân điêu, cân thiếu tại các chợ truyền thống là các mặt hàng: thịt, cá, hải sản, hoa quả, rau xanh… Đặc biệt, ăn bớt trắng trợn nhất phải kể đến đối tượng bán hàng cho khách vãng lai, khách du lịch. Nhiều khách hàng cho biết, mua hàng bây giờ thiếu cân là chuyện thường ngày bởi tất các loại từ cân móc, cân đĩa đến cân điện tử đều đã bị chỉnh theo hướng làm lợi cho người bán hàng.
   Kinh nghiệm lâu nay được khách hàng truyền lại là mua hàng quen, hàng bán trong cửa hàng hoặc mua ở siêu thị, dù giá đắt một chút nhưng yên tâm không bị cân thiếu. Thế nhưng, đâu phải lúc nào cũng chạy ra hàng quen và có nhiều mặt hàng không bán trong siêu thị, cửa hàng nên phổ biến và được khách hàng áp dụng lâu nay là sắm một cái cân tay đi chợ (cân điện tử móc treo mini fujihatsu FMC-N1 là 1 lựa chọn hợp lý). Trên thị trường có rất nhiều loại giá từ 30.000 -150.000 đồng/cái. Loại cân nhỏ gọn này chỉ bé bằng bàn tay, có thể cân tối đa 5kg rất tiện lợi bỏ vào túi xách khi mang theo đi chợ mua thực phẩm. Tuy nhiên, nên chon loại cân có phê duyệt chất lượng của nhà nước, được nhập khẩu chính hãng, có thương hiệu.. thì sẽ thật sự bảo đảm với người tiêu dùng.
   Ngoài ra, gần đây một số khách hàng lại rỉ tai nhau có một cách chẳng phải tốn tiền mua cân là mang theo 1 quả cân hay 1 loại hàng hóa nào có khối lượng đã được kiểm chứng. Cứ để lên cân muốn theo dõi, nó đúng là cân đùng còn không thì ngược lại..
   Cân điêu, cân thiếu đã có chế tài xử lý theo pháp luật trước đây như sau:
 " Theo điều 7, Nghị định số 54/2009/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa: phạt tiền từ 200.000 - 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện đo có độ chính xác, phạm vi đo không đảm bảo quy định để thực hiện phép đo trong hoạt động thương mại bán lẻ. Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện phép đo trong hoạt động thương mại bán lẻ có lượng thiếu quá giới hạn cho phép theo quy định. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị tịch thu phương tiện vi phạm. "

   Hiện nay, trường hợp cân điêu, cân thiếu hàng hàng hóa cho khách có thể bị xử phạt vi phạm về đo lường đối với phép đo nhóm 02 được quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 119/2017/NĐ-CP như sau:
Hành vi vi phạm về phép đo trong mua, bán hàng hóa mà lượng của hàng hóa, dịch vụ đó có sai lệch quá phạm vi sai số cho phép theo yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với phép đo do tổ chức, cá nhân công bố hoặc do cơ quan có thẩm quyền quy định để thu lợi bất hợp pháp mà:
Mức phạt
(Áp dụng với tổ chức)
Số tiền thu lợi bất hợp pháp có được đến 10 triệu đồng Phạt 05 - 10 triệu đồng
Số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 10 - 50 triệu đồng Phạt 10 - 20 triệu đồng
Số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 50 - 100 triệu đồng Phạt 20 - 40 triệu đồng
Số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 100 - 200 triệu đồng Phạt 40 - 60 triệu đồng
Số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 200 - 300 triệu đồng Phạt từ 01 - 02 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp
Số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 300 - 400 triệu đồng Phạt từ 02 - 03 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp
Số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 400 - 500 triệu đồng Phạt từ 03 - 04 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp
Số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 500 triệu đồng Phạt từ 04 - 05 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp

   Đồng thời, khoản 2 Điều 3 Nghị định này cũng nêu rõ:
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức. Đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền được giảm đi một nửa, trừ quy định tại các Điều 11, 12 và 13 của Nghị định này.
   Như vậy, nếu cá nhân vi phạm các hành vi tương tự sẽ bị phạt tiền bằng nửa mức phạt nêu trênCùng với đó, người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm theo khoản 3 Điều 14 Nghị định 119/2017.

 

HÀNH VI CÂN ĐIÊU, CÂN THIẾU BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ

   Hành vi cân điêu, cân thiếu cho khách có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa dối khách hàng theo quy định tại Điều 198 Bộ luật Hình sự năm 2015.
   Theo đó, người nào trong việc mua, bán hàng hóa mà cân, đong, đo, đếm hàng hóa hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
-  Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Thu lợi bất chính từ 05 đến dưới 50.000.000 đồng.
Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 100 - 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 - 05 năm nếu:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
- Thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

Nguồn: fujihatsu (cân điện tử) - cân điện tử fujihatsu 
(theo opticsandlab, throughtco.com, northwestern.edu, abet.org, etsi.org, cenelec.eu, cen.eu, iso.org và WIkipedia international news
Bài viết liên quan: 
1/ Công nghệ đo độ căng là gì? Công nghệ cốt lõi để sản xuất cân điện tử

http://fujihatsu.com/cong-nghe-do-do-cang-la-gi-cong-nghe-cot-loi-de-san-xuat-can-dien-tu-1-2-256628.html
2/ Khi nào cần hiệu chỉnh cân điện tử
http://fujihatsu.com/khi-nao-can-hieu-chinh-can-dien-tu-1-2-256798.html

Chia Sẻ :

Đặt lịch hẹn dịch vụ