MÂM CÚNG TẤT NIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
Ngày tất niên là ngày cuối cùng của năm âm lịch của người Việt Nam. Đây cũng là thời điểm chuẩn bị "tống cựu, nghinh tân", tiễn những điều cũ và đón những điều an lành trong năm mới.
Tuy nhiên, đây là ngày cuối cùng của năm, cũng được xem là lễ cúng tổng kết cho một năm, thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên, thần linh đã phù hộ cho gia đình mình trong suốt năm qua và chuẩn bị cho một khởi đầu mới may mắn và thuận lợi. Chính vì thế, lễ cúng tất niên lúc nào cũng được chuẩn bị chu đáo, tươm tất hơn, phần vì tạ ơn Gia tiên, thần linh, phần còn lại là cầu mong những điều lành trong năm mới.
Chúc cả nhà tháng cuối năm sức khoẻ, bình an, mọi việc hanh thông thuận lợi
Mời các bạn tham khảo Mâm Cỗ tất niên.
Phần lễ mặn của mâm cỗ tất niên gồm có: 4 bát 10 đĩa
1. Xôi Gấc Liên Hoa
2. Gà Luộc Ngậm Hoa Hồng
3. Bánh Bao Hũ Vàng
4. Tôm Hấp Nước Dừa
5. Nộm Đu Đủ Bò Khô
6. Mực Khô Xào Su Hào
7. Giò Thủ / Giò Lụa / Chả Quế
Giò Lụa xếp hình bông hoa
8. Nem Rán Truyền Thống
9. Canh Măng Mực Bát Tràng
10. Canh Bóng Thả
11. Canh Mọc
12. Canh Miến Gà
13. Bánh Chưng - Dưa Hành
Phần lễ ngọt của mâm cỗ tất niên gồm có:
* Chùm Cau có 2 quả lại buồng và Lá Trầu 2 ngọn, Thạch Cá Chép Ngũ Phúc Nghênh Xuân
* Chè Con Ong, Trà Mạn Thái Nguyên.
Chúc mọi người ngày mới mát lành
Nguồn: fujihatsu (cân điện tử) - cân điện tử fujihatsu
(theo opticsandlab, throughtco.com, northwestern.edu, abet.org, etsi.org, cenelec.eu, cen.eu, iso.org và WIkipedia international news)
Bài viết liên quan:
1/ Cá hấp bia cuốn bánh tráng
http://fujihatsu.com/ca-hap-bia-cuon-banh-trang-1-2-1907825.html
2/ Mâm cúng Ông Công Ông Táo
http://fujihatsu.com/mam-cung-ong-cong-ong-tao-1-2-1908008.html
Chia Sẻ :