NGÀY VÍA THẦN TÀI, NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN LÀM VÀ KHÔNG NÊN LÀM

NGÀY VÍA THẦN TÀI, NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN LÀM VÀ KHÔNG NÊN LÀM

   Theo dân gian, Thần Tài là vị thần cai quản tiền bạc, tài lộc và đem lại may mắn trong mỗi gia đình. Ngày 10 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm là ngày Thần tài về trời nên để cầu may, người dân sẽ thực hiện lễ cúng vía Thần Tài.
   Ngày Thần tài là một tín ngưỡng thờ cúng thần của dân tộc Việt từ xa xưa, trong đó có phần chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc.
   Những người làm kinh doanh tin rằng Thần tài là vị thần cai quản tiền bạc, có thể mang lại vận may cho mình nên thường lập bàn thờ, cúng lễ Thần tài.
   Hiện chưa có tài liệu nào chứng minh việc
cúng lễ, hay mua vàng ngày Thần Tài sẽ đem lại may mắn và cả năm được sung túc. Đây chỉ là quan niệm dân gian và được truyền miệng cho nhau. 
   Vì vậy, trong việc kinh doanh, buôn bán, quan trọng nhất là chữ tín. Nếu muốn may mắn, được khách hàng tin tưởng, thì việc nên làm nhất là làm ăn ngay chính, sản phẩm có chất lượng, không buôn gian bán lận.


VIỆC NÊN LÀM VÀO NGÀY VÍA THẦN TÀI
   Hiện nay, trong dân gian còn lưu truyền một số quan niệm về ngày Thần tài và những việc nên làm vào ngày Vía Thần Tài để cầu may mắn như sau:
1/ Lau dọn bàn thờ Thần Tài
   Hiện nay, tại các cửa hàng kinh doanh đều thấy có bàn thờ Thần tài. Bàn thờ Thần tài thường được đặt dưới đất, nơi trang nghiêm hướng ra cửa chính. Bàn thờ là một chiếc khảm nhỏ sơn son thếp vàng, bên trong khảm là bài vị Thần Tài.
Trước bài vị là bát hương kê trên một khay vàng giấy, hai bên bát hương là hai cây đèn nhỏ, một khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu. Có người còn đặt thêm đĩa muối và gạo.
   Dân gian quan niệm, trước khi cúng Thần Tài, nên lau dọn bàn thờ Thần Tài cẩn thận. Cần tẩy trần bằng nước lá bưởi hay dùng một cái thau sạch sẽ chỉ chuyên dùng tắm rửa, tẩy uế... đổ nước sạch và pha một tí rượu trắng để tắm rửa cho Thần Tài và ông Địa. Tiếp đó, lau chùi, dọn dẹp sạch sẽ, thoáng đãng bàn thờ của hai ông.
   2/ Cúng vía Thần Tài
   Ngày thường, tùy vào điều kiện của từng gia chủ có thể cúng chay hoặc cúng mặn. Thông thường nhiều người cúng hoa quả. Tuy nhiên, trong ngày vía Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng hằng năm), nên cúng mặn. Đồ cúng thường là các món ăn ngon như heo vịt quay, gà, hoa quả, nước uống hàng ngày, rượu…
   Dân gian truyền miệng Thần Tài rất thích món Cua biển và heo quay, chuối chín vàng. Riêng hoa cúng Thần Tài, không nên dùng hoa giả, cần mua hoa tươi, có nụ, có hương thơm càng tốt.

   Ngoài ra, dân gian còn có tục mua vàng đặt lên bàn thờ lúc cúng để xin lộc Thần tài, cúng xong mang trên người sẽ được may mắn quanh năm.

LỄ VẬT CHI TIẾT:
   Lễ vật cúng vía Thần Tài bao gồm: 1 bình hoa, 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua, 1 miếng heo quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa ngũ quả, chum rượu để cúng lấy vía Thần Tài cầu xin cho năm mới làm ăn phát đạt.

Giờ cúng ngày Vía Thần Tài
Một số chuyên gia phong thủy cho rằng nên thắp hương Thần tài vào buổi sáng lúc 7 - 9h (giờ Thìn) là đẹp nhất.

Bài văn khấn Thần Tài và Cách đọc đúng bài văn khấn Thần Tài
  Đọc đúng bài văn khấn Thần Tài là một trong những việc rất quan trọng, để cung thỉnh thần tài về, mọi nhà khi hành lễ nên đọc to bài văn khấn trong ngày cúng vía thần tài để mọi việc được hanh thông, gia chủ làm ăn buôn bán phát tài phát lộc. Sau đây là bài văn khấn tham khảo:
   Nam mô A Di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
- Con kính lạy Thần Tài vị tiền.
- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là…
Ngụ tại…
Hôm nay là ngày… tháng… năm…
   Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.
   Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
   Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!

 
Có nên mua vàng, bạc để cúng và tích trữ?
Vài năm gần đây, người dân có quan niệm mua vàng đặt lên bàn thờ vào ngày Vía Thần tài sẽ mang lại may mắn. Theo các chuyên gia thì hiện nay chưa có nghiên cứu nào khẳng định điều này, mà chỉ là dân gian truyền miệng. Việc mua vàng ngày Thần tài nếu không cẩn thận sẽ gặp phải rủi ro, như bị lỗ vì giá được đẩy lên cao.
Nếu vẫn muốn mua vàng vào ngày này, người dân nên chọn những cửa hàng uy tín, nhiều mẫu mã đa dạng để lựa chọn và đặc biệt lưu ý giấy mua bán phải rõ ràng.
Khách hàng thường mua nhẫn tròn trơn 0,5-2 chỉ, nên chọn loại ép vỉ. Nếu mua nhẫn tròn trơn không ép vỉ khó xác định được chất lượng. Với những người mua vàng miếng nên cẩn thận yêu cầu xuất hóa đơn, ghi rõ seri miếng vàng để phòng rủi ro mua phải vàng rởm.


ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM TRONG NGÀY VÍA THẦN TÀI
   1. Không đặt bàn thờ Thần Tài sát nhà tắm. Bởi theo quan niệm, tắm rửa là việc trút bỏ ô uế, vì vậy, nếu đặt bàn thờ cạnh nơi này sẽ làm mất đi không khí tôn nghiêm.
   2. Không đặt bàn thờ Thần Tài ở lối đi lại. Nếu đặt ở lối đi lại ồn ào sẽ làm mất đi sự thanh tịnh của nơi thờ cúng. Như vậy, gia đình sẽ ít có may mắn và tài lộc.
   3. Không đặt bàn thờ Thần Tài nhìn ra hướng Ngũ Quỷ: Đông Bắc, hướng Tây Nam.
   4. Không nên ăn mặc luộm thuộm, không mặc đồ rách khi cúng.
   5. Không nói bậy, chửi tục trước, trong và sau khi cúng.


Lưu ý khi cúng vía thần Tài
   Sắm lễ để cúng vía thần Tài mọi người thường mua: 1 bình bông, 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua, 1 miếng thịt lợn quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa ngũ quả, chén rượu.
   Người làm kinh doanh thờ thần Tài nên làm lễ ở nơi kinh doanh chứ không nên làm ở đình, chùa. Người không kinh doanh có thể cúng ở nhà hay đình chùa đều được, vì bản thân "thổ địa" thờ tại nhà cũng kiêm chức năng của thần Tài.
   Nhiều người lễ ở nhà riêng thường đặt mâm cúng trước cửa, hay ngoài sân, ban công. Thực tế, cúng ngoài sân hay ngoài cửa dễ có "vãng vong", dân gian gọi là vong lang thang vào phá. Tốt nhất ở nhà riêng nên đặt mâm cúng trong nhà.
   Về thời gian cúng khấn và tháp hương thần Tài, chỉ nên thực hiện vào buổi chiều. Sách "Phong tục thờ cúng của người Việt": Người xưa cúng thần Tài quanh năm vào bất kỳ lúc nào thấy cần cầu xin chứ không chỉ vào dịp giỗ tết, ngày rằm mồng một. Ngày thường lễ cúng thần Tài đơn giản chỉ cần trầu nước và trái cây... Còn trong dịp giỗ tết hay ngày rằm mồng một có thể cúng bằng cỗ mặn. Nhưng thời gian thì chỉ nên thắp hương thần Tài vào buổi chiều hàng ngày.

Nguồn: fujihatsu (cân điện tử) - cân điện tử fujihatsu 
(theo opticsandlab, throughtco.com, northwestern.edu, abet.org, etsi.org, cenelec.eu, cen.eu, iso.org và WIkipedia international news

Bài viết liên quan: 
1/ Cách hút ẩm cân điện tử bằng hạt chống ẩm - Cân điện tử fujihatsu

http://fujihatsu.com/cach-hut-am-can-dien-tu-bang-hat-chong-am-can-dien-tu-fujihatsu-1-2-245534.html
2/ Nên mua cân điện tử chống nước hay cân điện tử không chống nước - Cân điện tử fujihatsu
http://fujihatsu.com/nen-mua-can-dien-tu-chong-nuoc-hay-can-dien-tu-khong-chong-nuoc-1-2-245390.html

Chia Sẻ :

Đặt lịch hẹn dịch vụ