ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG VÀ MẠNG DI ĐỘNG 2G, 3G, 4G, 5G LÀ GÌ? RA ĐỜI KHI NÀO? (LỊCH SỬ ITU-PHẦN 4)
Điện thoại di động
Điện thoại di động là một thiết bị cầm tay không dây cho phép người dùng thực hiện, nghe và nhận cuộc gọi và gửi tin nhắn văn bản, và một số các tính năng khác. Thế hệ đầu tiên của điện thoại di động chỉ có thể thực hiện, nghe và nhận cuộc gọi. Tuy nhiên, điện thoại di động ngày nay được tích hợp nhiều tính năng bổ sung, như trình duyệt web, trò chơi, máy ảnh, trình phát video và thậm chí cả hệ thống điều hướng..Năm 1973, Martin Cooper, thuộc hãng Motorola tại Hoa Kỳ, đã thực hiện cuộc gọi trình diễn đầu tiên với một chiếc điện thoại cầm tay.
Khi những chiếc điện thoại di động đầu tiên được giới thiệu, chức năng duy nhất của chúng là thực hiện và nhận cuộc gọi, và chúng rất cồng kềnh nên không thể mang chúng trong túi.
Sau đó, điện thoại di động thuộc mạng Hệ thống thông tin di động toàn cầu (GSM) đã có khả năng gửi và nhận tin nhắn văn bản. Khi các thiết bị này phát triển, chúng trở nên nhỏ hơn và nhiều tính năng được thêm vào, chẳng hạn như dịch vụ nhắn tin đa phương tiện (MMS), cho phép người dùng gửi và nhận hình ảnh. Hầu hết các thiết bị hỗ trợ MMS này cũng được trang bị camera, cho phép người dùng chụp ảnh, thêm chú thích và gửi chúng cho bạn bè và người thân cũng có điện thoại hỗ trợ MMS.
Một điện thoại di động có các tính năng tiên tiến tương tự như máy tính được gọi là điện thoại thông minh, trong khi điện thoại di động thông thường được gọi là điện thoại tính năng.
Một điện thoại di động thường hoạt động trên một mạng di động, bao gồm các trạm phát sóng nằm rải rác khắp các thành phố, vùng nông thôn và thậm chí các khu vực miền núi. Nếu người dùng tình cờ ở khu vực không có tín hiệu từ bất kỳ trạm phát sóng nào thuộc nhà cung cấp mạng di động mà họ đăng ký, các cuộc gọi không thể được đặt hoặc nhận ở vị trí đó.
Ảnh: Martin Cooper người phát minh ra điện thoại di động (Chụp hình: Mark Berry)
Mạng di động 2G,3G,4G,5G
Mạng di động (cellular network) là một mạng vô tuyến bao gồm một số lượng các tế bào vô tuyến (radio cell), được hỗ trợ bởi một máy phát (transmitter) cố định, được gọi là trạm gốc hay trạm phát sóng ( base station). Các tế bào vô tuyến này được dùng để phủ các vùng khác nhau với mục đích cung cấp vùng phủ sóng trên một diện rộng hơn gấp nhiểu lần so với một tế bào vô tuyến. Mạng các tế bào vô tuyến không đối xứng với các trạm thu phát vô tuyến chính cố định, mỗi trạm phục vụ một tế bào và một tập hợp các trạm thu phát phân tán cung cấp dịch vụ cho người sử dụng.
Mạng di động 2G (2-G) là công nghệ mạng di động viễn thông không dây (wireless cellular technology) thế hệ thứ 2 trên tiêu chuẩn GSM ở Phần lan bởi nhà mạng Radioninja (công ty mẹ là Elisa Oy) vào năm 1991. Tính năng của nó: tín hiệu mã hóa kỹ thuật số; cho phép nhiều người dùng trên một dải tần; cung cấp dữ liệu di động (tin nhắn SMS). Sau khi mạng 2G ra đời, các hệ thống mạng không dây di động trước đó được đặt tên là 1G. Mạng 2G sử dụng dịch vụ vô tuyến gói chung (GPRS), 2G có tốc độ truyền tối đa theo lý thuyến là 40 Kbit/giây; với EDGE tốc độ theo lý thuyết lên đến 384 Kbit/giây. Công nghệ 2G phổ biến nhất là GSM dựa trên phân chia thời gian TDMA.
Mạng di động 3G là thế hệ thứ ba của công nghệ viễn thông di động không dây. Đây là bản nâng cấp cho mạng GPRS 2G và 2,5G, cho tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn. 3G ứng dụng trong điện thoại di động như truy cập internet di động, truy cập internet không dây cố định (wifi), cuộc gọi video, TV di động.. Mạng 3G hỗ trợ tốc độ truyền thông tin ít nhất là 144 kbit/s, truy cập băng thông di động rộng. Mạng 3G thương mại đầu tiên được giới thiệu vào năm 2001 tại Nhật Bản.
Mạng di động 4G là thế hệ thứ 4 của công nghệ viễn thông di động không dây cho phép truyền tải dữ liệu tốc độ tối đa trong điều kiện lí tưởng lên tới 1-1,5 Gb/giây (người dùng ít di chuyển). Tên 4G do cơ quan IEEE đặt ra với ý nghĩa 3G và hơn nữa. 4G hoạt động trên băng tần LTE. Mạng 4G được triển khai thương mại đầu tiên ở Oslo, Nauy vào năm 2009
Mạng di động 5G là thế hệ là thế hệ tiếp theo của công nghệ truyền thông di động sau thế hệ 4G, hoạt động ở các băng tần 28,38 và 60 GHz. Mạng 5G trên lí thuyết sẽ có tốc độ nhanh hơn khoảng 100 lần so với mạng 4G. Mạng 5G giúp cho phát triển công nghệ xe tự lái hoàn thiện, hình ảnh video truyền tải sẽ mượt hơn giúp chúng ta cảm thấy như sử dụng mạng nội bộ. Mạng 5G sẽ giúp kết nối "vạn vật" (tivi, tủ lạnh, an ninh, sức khỏe..) miễn là chúng được tích hợp bộ cảm biến. Điều này, đòi hỏi nhà mạng phải tăng cường hạ tầng cơ sở. Sóng tín hiệu với tần số MHz sẽ phải nâng cấp lên GHz, thậm chí cao hơn. Mạng 5G hoàn chỉnh tung ra vào năm 2020 để đáp ứng nhu cầu kinh doanh và tiêu dùng ngày càng cao trên thế giới. Năm 2019 mạng 5G đã được triển khai một phần ở nhiều nhà mạng ở Đức, Anh, Mỹ, Ý, Phần Lan..
Vai trò của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU)
Kết nối di động
ITU đã đồng ý phân bổ phổ tần số vô tuyến cho điện thoại di động 2G tại Hội nghị Thông tin vô tuyến thế giới năm 1993 . Nhưng khi công nghệ phát triển, nhiều hệ thống điện thoại di động đã tồn tại trong một thị trường phân mảnh. Sau hơn mười năm làm việc dưới sự lãnh đạo của ITU, một quyết định lịch sử đã được đưa ra tại hội nghị tổ chức năm 2000 : sự nhất trí về các thông số kỹ thuật cho các hệ thống thế hệ thứ ba dưới tên IMT-2000. Lần đầu tiên, có thể đạt được khả năng tương tác đầy đủ của các hệ thống di động và nền tảng đã được đặt cho các thiết bị không dây tốc độ cao mới có khả năng xử lý giọng nói, dữ liệu và kết nối với Internet. Vào năm 2012, Hội đồng Thông tin vô tuyến của ITU đã đồng ý các thông số kỹ thuật cho IMT-Advanced- một nền tảng toàn cầu để xây dựng thế hệ dịch vụ di động tương tác tiếp theo.
Theo số liệu của ITU, đã có 6,8 tỷ thuê bao điện thoại di động trong năm 2013 - gần bằng con số dân số thế giới. Và xu hướng ngày càng nhiều người chọn điện thoại thông minh và các thiết bị di động khác liên kết chúng với Internet.
Nguồn: fujihatsu.com - Cân điện tử Fujihatsu
(dịch theo Itu.int, iec.ch, và WIkipedia international news)
Bài viết liên quan:
1/ Internet là gì? Lịch sử của Internet (lịch sủ ITU-phần 3)
http://fujihatsu.com/internet-la-gi-lich-su-cua-internet-lich-su-itu-phan-3-1-2-189257.html
2/ Lịch sử của tổ chức lâu đời nhất thế giới về tiêu chuẩn công nghệ viễn thông ITU - Phần 2
http://fujihatsu.com/lich-su-cua-to-chuc-quoc-te-lau-doi-nhat-the-gioi-ve-tieu-chuan-cong-nghe-vien-thong-itu-phan-2-1-2-189253.html
Chia Sẻ :